Dịch vụ bảo trì và sửa chữa nồi hơi ( lò hơi )
Nồi hơi ( lò hơi ) sau một thời gian dài sử dụng các thiết bị, linh kiện sẽ bị xuống cấp cần được bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các bộ phận sau:
Thủng hoặc nổ ống sinh hơi:
1. Hiện tượng:
- Mực nước trên ống thủy lò hơi giảm nhanh.
- Nghe thấy có tiếng động lạ, tiếng xì hơi trong lò.
- Có thể thấy hơi nước phun vào buống đốt qua các cửa quan sát.
2. Nguyên nhân:
- Do chất lượng nước cấp không đạt yêu cầu, quá trình vận hành xả đáy không đúng theo quy trình dẫn tới nhiều cáu cặn bám vào thành ống sinh hơi.
- Vận hành lò hơi không theo trình tự, tăng giảm áp suất, nhiệt độ của lò quá nhanh và liên tục, lò bị cạn nước.
- Chất lượng ống sinh hơi không đạt tiêu chuẩn
3. Phương pháp xử lý:
- Ngừng lò sự cố.
- Nếu ống sinh hơi bị nứt, vỡ quá to, lượng nước cấp vào không bù được lượng nước thoát ra thì không cấp nước vào lò nữa. Báo cáo cho người quản lý biết để nhanh chóng tìm biện pháp thay thế, sửa chữa lò hơi.
- Xì hở các bộ phận chịu áp lực:
- Hiện tượng:
- Quan sát, nghe thấy các hiện tượng xì hơi ra bên ngoài.
- Mực nước trên ống thủy lò hơi giảm nhanh.
- Nguyên nhân:
- Do chất lượng chế tạo, sửa chữa, lắp ráp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Do chất lượng nước không tốt, gây ăn mòn cục bộ, biến dạng kim loại, sinh ra cong, nứt các bộ phận chịu áp lực.
- Phương pháp xử lý:
- Nếu hiện tượng xì nhẹ, mức nước giảm chậm chậm thì chú ý theo dõi, cảnh báo chú ý đến chu kỳ dừng lò gần nhất thì tiến hành sửa chữa, thay thế.
- Nếu hiện tượng xì to, mức nước giảm nhanh thì tiến hành ngừng lò sự cố để tiến hành sửa chữa, khắc phục ngay.
- Hỏng ống thủy sáng báo mức nước:
- Hiện tượng:
- Nghe thấy tiếng thủy tinh nứt, xì hơi ra bên ngoài.
- Có tiếng nổ, nước và hơi xì ra nhiều tại vị trí ống thủy sáng.
- Nguyên nhân:
- Do ống thủy bị thay đổi trạng thái nhiệt quá nhanh.
- Do ống thủy lắp không đúng quy chuẩn, các gioăng, bu long bắt không chặt dẫn đến xì hơi, hoặc bắt quá chặt dẫn đến tình trạng không có điểm giãn nở.
- Do trong quá trình làm việc ống thủy bị mài mòn.
- Chất lượng ống thủy không đạt quy chuẩn.
- Do vam chạm với vật bên ngoài khi công nhân thao tác vận hành lò hơi.
- Phương pháp xử lý:
- Ống thủy bị xì hơi nhẹ do gioăng hở, có vết nứt nhưng vẫn hiển thị được mức nước trong lò thì vẫn duy trì lò vận hành bình thường, đến kì dừng lò gần nhất tiến hành sửa chữa.
- Ống thủy bị vỡ, không thể hoạt động được thì tiến hành khóa các van hơi, van nước vào ống thủy bị hỏng để thay thế, lò tạm thời vận hành bình thường và quan sát mực nước trong lò qua ống thủy sáng còn lại. Phải tiến hành khắc phục, thay thế ống thủy bị hỏng ngay lập tức trong ca vận hành. Trong trường hợp lò chỉ được trang bị một ống thủy sáng thì tiến hành dừng lò sự cố để sửa chữa ngay.
- Hỏng đồng hồ áp suất hơi:
- Hiện tượng:
- Mặt đồng hồ áp kế bị nứt, vỡ.
- Kim áp kế bị rung, lắc mạnh khi hoạt động, hiển thị không chuẩn theo thông số áp suất điều khiển tự động đã cài đặt.
- Nguyên nhân:
- Do trong quá trình làm việc lâu ngày áp kế bị hỏng.
- Do chất lượng của nhà sản xuất áp kế không đạt tiêu chuẩn.
- Do vam chạm với vật bên ngoài khi công nhân thao tác vận hành lò hơi.
- Phương pháp xử lý:
- Áp kế bị xì hơi nhẹ do gioăng hở, nứt nhẹ mặt kính nhưng vẫn hiển thị chính xác áp suất trong lò thì chú ý đến kì dừng lò gần nhất tiến hành sửa chữa, thay thế.
- Áp kế bị vỡ, kim chỉ thị bị kẹt hoặc do tắc đường ống thông hơi thì tiến hành quy trình thay thế như sau:
- Khóa van chặn vào áp kế
- Tháo áp kế bị hỏng và thay thế áp kế mới đã được đăng kiểm
- Hé mở van hơi để lượng hơi nhỏ vào sấy áp kế
- Khi kim áp kế hiển thị chuẩn thì mở hoàn toàn van chặn vào áp kế để lò hoạt động bình thường.
- Hỏng cụm van cấp nước:
- Hiện tượng:
- Bơm chạy nhưng không thấy nước vào lò hoặc nước vào rất chậm
- Hơi nóng từ lò hơi quay ngược về bơm, sờ tay vào đường ống cấp nước thấy nóng
- Khi chạy bơm nghe tiếng lách cách trong đường ống cấp nước vào lò.
- Nguyên nhân:
- Do nước cấp có nhiều tạp chất ăn mòn bề mặt van nên van một chiều đóng không kín.
- Van một chiều bị kênh, không đóng trở lại được, thành ra hơi nóng từ lò hơi quay ngược lại bơm, bơm không đẩy được nước vào trong lò.
- Phương pháp xử lý:
- Van hỏng nhẹ, bơm vẫn cấp được nước vào lò hơi dù chậm thì vẫn để lò hơi hoạt động, chú ý bảo dưỡng sửa chữa vào kì dừng lò gần nhất.
- Van hỏng nặng, bơm không thể cấp nước vào nồi hơi hoặc vào chậm hơn lượng hơi thoát ra thì cần dừng lò sự cố để kịp thời sửa chữa, thay thế.
- Van xả đáy hỏng:
- Hiện tượng:
- Sau khi xả, đóng chặt van nhưng nước trong lò vẫn chảy ra.
- Nghe thấy tiếng xì mạnh ở van xả đáy, lượng nước trong lò giảm.
- Khi mở van xả đáy thì không thấy nước xả ra.
- Nguyên nhân:
- Do bề mặt của van bị mòn, đóng không kín.
- Do ty van bị gãy, cong.
- Do cáu cặn bám vào làm tắc van.
- Phương pháp xử lý:
- Van bị xì nước thì tiến hành mở ra, vặn vào vài lần để tăng độ kín, quan sát xem nước còn chảy không? Nếu nước trong lò xì nhẹ, mực nước ống thủy sáng giảm chậm thì duy trì lò hoạt động bình thường, đến chu kì bảo dưỡng gần nhất tiến hành sửa chữa. Nếu nước xì ra mạnh, mực nước ống thủy sáng giảm nhanh thì cần dừng lò sự cố để sửa chữa, thay thế.
- Van bị tắc thì dừng lò bình thường để thông tắc, thay thế.
- Van an toàn hỏng:
- Hiện tượng:
- Áp suất trong lò hơi tăng cao quá mức bình thường và van an toàn không hoạt động.
- Sau khi nâng van an toàn để xả hơi hoặc van an toàn tự xả hơi khi quá áp suất mà sau đó van không tự đóng kín lại được.
- Nguyên nhân:
- Áp suất cho phép của van an toàn điều chỉnh không đúng.
- Đồng hồ áp suất lò hơi chỉ không đúng thực tế vận hành
- Lò xo của van an toàn bị hỏng.
- Phuơng pháp xử lý:
- Kiểm tra lại đồng hồ áp suất lò hơi.
- Dừng lò sự cố để thay thế van an toàn.
- Cháy, xì khói kênh dẫn, hộp khói:
- Hiện tượng:
- Nghe thấy tiếng nổ trong hệ thống kênh dẫn khói.
- Thấy khói xì ra tại hộp khói, các mặt bích kết nối.
- Nguyên nhân:
- Nhiên liệu chưa cháy hết bay theo khói, gây hiện tượng nổ.
- Bulong bắt hộp khói, cửa quan sát siết chưa dủ lực, làm cháy gioăng xì khói.
- Phuơng pháp xử lý:
- Khói thoát ra tại các điểm hở, xì nhỏ thì duy trì lò hoạt động bình thường, đến kì dừng lò gần nhất tiến hành thay gioăng, siết bulong lại.
- Cháy, nổ lớn, ảnh hưởng kết cấu thì dừng lò sự cố để thay thế sửa chữa.
C – QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG LÒ HƠI ( NỒI HƠI )
- Phương pháp bảo dưỡng khô:
- Khi lò hơi dừng vận hành trên một tháng thì áp dụng phương pháp bảo dưỡng khô.
- Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra, mở các cửa vệ sinh, cửa người chui và tiến hành đốt lò sấy khô (chú ý không đốt lửa to).
- Dùng vôi sống có cỡ hạt 10 30 đựng trong khay nhôm và đặt vào bên trong thân nồi. Đóng tất cả các cửa, van của lò lại. Cứ 3 tháng kiểm tra 1 lần, nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.
- Phương pháp bảo dưỡng ướt:
- Khi lò hơi dừng vận hành dưới một tháng thì áp dụng phương pháp bảo dưỡng ướt.
- Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra, sau đó cấp đầy nước sạch vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 1000C. Khi đốt lò phải mở van xả air hoặc kênh
van an toàn để thoát khí và lò không tăng áp suất. Ngừng đốt lò, đóng van xả air hoặc van an toàn lại.
- Quy định chung:
- Từ 3 đến 6 tháng ngừng vận hành lò để kiểm tra, kết hợp vệ sinh lớp bụi muội bám bên trong của ống sinh hơi.
- Từ 12 tháng ngừng vận hành lò để kiểm tra sửa chữa toàn diện, kết hợp vệ sinh lớp cáu cặn bên trong của lò hơi.
- Lò phải ngừng vận hành ngay để sửa chữa đột xuất nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi gây nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.
- Hết hạn sử dụng lò ( theo giấy phép của thanh tra kỹ thuật an toàn lao động) thì ngừng lò để tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng và đăng kiểm để sử dụng.
- Việc sửa chữa phải do cá nhân, đơn vị được Pháp lý Nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng Tiêu chuẩn, quy phạm về nồi hơi hiện hành.
Các bài viết liên quan